TIÊU CHẢY TRÊN HEO SAU CAI SỮA – GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH HIỆU QUẢ

Cai sữa là thời điểm nhạy cảm nhất ở heo, khi phải chuyển từ giai đoạn được nuôi dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn cứng với nhiều nguyên liệu có nguồn gốc thực vật; điều kiện nuôi thay đổi; cũng như đặc điểm bầy đàn khác biệt (heo từ nhiều ở nuôi chung với nhau)….những thay đổi này gây stress cho heo, khiến hệ sinh vật đường ruột của heo bị rối loạn, mất cân bằng, lớp nhung mao đường ruột bị ngắn lại, khả năng hấp thu dinh dưỡng của heo bị sụt giảm, heo bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Ngoài việc gây nên tiêu chảy, stress ở thời điểm này còn khiến heo bị suy giảm miễn dịch và là nguy cơ dẫn đến bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa.

 

 

Kiểm soát không tốt trong giai đoạn cai sữa sẽ gây nên tình trạng: Tăng trưởng kém, thể trạng non yếu, còi cọc trong giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều tốc độ tăng trưởng khi heo con bước vào các giai đoạn kế tiếp cho đến khi heo chuẩn bị xuất chuồng.

 

 

 

*Một số yếu tố gây nên bệnh lý:

Do stress

Picture1 1Do thiếu dinh dưỡng

Picture.3

Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Picture4

Sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy:

E.coli, Salmonella, Brachyspira hydysenteria: Hồng Lỵ.  Lawsonia intracellularis: tiêu chảy phân xám

Nhiễm giun, nhiễm cầu trùng.

 

 

 

 

Picture6

 

 

    • Giải pháp:

 

 

    • Giải pháp chuồng nuôi:

 

 

 

Công việc chuẩn bị chuồng cho heo cai sữa nên được tiến hành trước ngày cai sữa 2-3 ngày cho khô ráo sạch sẽ.

Trước tiên ta sẽ lau dọn vệ sinh sạch sẽ → phun PROTECT sát trùng toàn bộ ô chuồng.

Sau đó là chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh, đường nước…những dụng cụ này phải được vệ sinh sạch sẽ bằng IODINE trước khi đưa vào sử dụng. Bố trí ở 1 khu riêng biệt, và phải đảm bảo luôn thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tráng gió lùa; độ ẩm thích hợp từ 65-70%. Sàn chuồng tốt nhất nên là sàn nhựa. Xung quanh có thể che bằng các tấm tôn hoặc gỗ. Bên trên là bóng điện sưởi (tốt nhất nên là bóng đèn hồng ngoại).

Nhiệt độ của ô úm cần phải luôn luôn đảm bảo hợp lý vì nó là điều kiện rất quan trọng để heo con phát triển.

Một tuần đầu sau ngày cai sữa cần đảm bảo duy trì nhiệt độ khoảng 31-33oC

Một tuần sau đó nhiệt độ tối ưu là 28-32oC.

Mật độ: 3 con/1 m2, ≤ 10 con/1 ô chuồng (1 ô chuồng = 3 m2).

Giải pháp dinh dưỡng:

*Thức ăn:

– Cần phải cung cấp dinh dưỡng đúng cần áp dụng cho cả heo mẹ và heo con.

– Trong thời gian mang thai, nuôi con, nếu nái không được nuôi dưỡng đúng, không theo quy trình dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sinh lý, thể trạng của nái… dẫn đến tình trạng:

– Cần bổ sung KÍCH SỮA vào thức ăn hằng ngày, đáp ứng dinh dưỡng hằng ngày cho giai đoạn mang thai và cho con bú.

– Nái sẽ không đủ sức, tuyến vú phát triển kém, nái tiết sữa không đủ cho heo con bú, sữa heo mẹ chứa ít kháng thể.

– Heo con sẽ ốm yếu, không chỉ dễ bị bệnh đường ruột ở giai đoạn theo mẹ mà cả ở giai đoạn sau cai sữa.

– Để heo sau cai sữa ít bị ảnh hưởng do thay đổi thức ăn sau cai sữa, cần: – – – Cho heo con theo mẹ tập ăn sớm, ngay từ 5 – 7 ngày tuổi, giúp heo con quen dần với thức ăn cứng và thành phần dinh dưỡng thực vật, tạo điều kiện thuận lợi cho thích nghi nhanh với dinh dưỡng sau cai sữa, ít bị rối loạn tiêu hoá.

– Chuyển đổi dần thức ăn cũ theo quy tắc tăng dần thức ăn mới, 25 – 50 – 75 – 100, trong vòng 1 tuần sau cai sữa cũng sẽ giúp hệ tiêu hoá của heo con dễ thích ứng với sự thay đổi thức ăn sau cai sữa

*Nước uống:

– Đảm bảo cung cấp đủ nước.

– Nước uống phải đảm bảo thật sạch và dễ uống.

– Núm uống phải đảm bảo sạch sẽ và đường ống cấp nước phải được làm vệ sinh – Sử dụng ANTISEP tiêu độc sau mỗi đợt heo xuất chuồng.

– Mỗi chuồng nên có ít nhất 2 núm uống, độ cao núm uống phù hợp là từ 15-18 cm, ngang với độ cao của vai heo. Kiểm tra và điều chỉnh áp lực nước uống ở mức khoảng 0,5-0,7 lít/ phút.

– Hỗ trợ tiêu hóa và căn bằng hệ vi sinh đường ruột:

– Cơ chế hoạt động của men vi sinh được nhận định là:

Giảm độ pH, đây là môi trường không thân thiện cho mầm bệnh đường ruột;

Bám trên bề mặt biểu mô ruột để ngăn mầm bệnh bám vào;

Cạnh tranh chất dinh dưỡng với mầm bệnh;

Sản xuất các chất ức chế như axit hữu cơ, hydro peroxide và bacteriocin;

Kích thích miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu như IL và IgA. Men vi sinh thương mại có thể được chia thành ba loại: Bacillus (Vi khuẩn hình thành bào tử Gram dương), vi khuẩn sản xuất axit lactic (Lactobacillus, Bifidobacterium, Enterococcus) và men (NRC, 2012).

Để đạt được mục đích này, có thể bổ sung một trong các chế phẩm như:

Enzyme tiêu hóa (protease, amylase…)

BIOLAC (Lactobacillus, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae)

Chất trợ sinh (prebiotic)

Acid hữu cơ ACIDYN (axit lactic, propionic, formic…)

Những thành phần bổ sung này sẽ giúp heo sau cai sữa tiêu hóa tốt hơn, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho heo…hỗ trợ tốt cho sự tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng, giảm bệnh lý tiêu chảy ở heo sau cai sữa.

Các chế phẩm nên được bổ sung trong vòng ít nhất 1-2 tuần ngay sau cai sữa.

Bổ sung SULFATE Zn trong thức ăn (1.000 – 2.000 ppm) giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột và có thể hạn chế tình trạng tiêu chảy do E. Coli.

Giải pháp kháng sinh: Bệnh lý tiêu chảy ở heo sau cai sữa do các tác nhân vi sinh vật trên đường tiêu hoá gây ra.

Để phòng và trị bệnh tiêu chảy nên lựa chọn những kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn:

Kháng sinh sử dụng đường miêng thông qua thức ăn hoặc nước uống COLAMOX, COLI – AMPI, SPECTINOMYCIN 5%…Kháng sinh sử dụng đường đường tiêm có khả năng thấm tốt qua đường ruột, ví dụ AMPI-COLISTIN, ENROFLOXACIN INJ, TERRAMYCIN LA … là những kháng sinh được lựa chọn đối với tiêu chảy do E. Coli, Salmonella

Kháng sinh sử dụng đường miêng thông qua thức ăn hoặc nước uống TILCO 250, TIAMULIN 10%ENROFLOXACIN 10%… đối với tiêu chảy do B. hyodysenteria, L. intracellularis.

Ngoài ra, nên cấp TIÊU CHẢY qua thức ăn hoặc nước uống

Sử dụng liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sau cai sữa để phòng bệnh tiêu chảy do E. Coli, Salmonella.

Sử dụng ít nhất 2 tuần tại thời điểm nguy cơ bệnh xảy ra (thay đổi tuỳ theo trại), và sau khi dịch bệnh đã được kiểm asoát về lâm sàng để phòng bệnh tiêu chảy do B. hyodysenteria, L. intracellularis.

Trong thời gian điều trị bằng kháng sinh có thể bổ sung Acid hữu cơ ACIDYN vào trong thức ăn, nước uống để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn E. Coli và hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh.

Sau khi ngưng dùng kháng sinh nên cho heo uống chế phẩm BIOLAC để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột, bổ sung enzyme để hỗ trợ tiêu hoá, giúp heo tăng trưởng tốt.

Giải pháp miễn dịch

 

 

Tiêu chảy do vi khuẩn gây ra trên heo sau cai sữa có thể được hạn chế khi áp dụng biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch của heo. Miễn dịch này bao gồm miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

Miễn dịch đặc hiệu

 

 

Một số chế phẩm trong chăn nuôi có chứa các kháng thể lòng đỏ trứng đặc hiệu với vi khuẩn E. Coli, Rotavirus, PED virus gây tiêu chảy.

 

 

Sản phẩm PROLEX với thành phần: Bột sữa đầu (kháng thể: IgG, IgA, IgM…, lactoferrin, TGF α, TGF β, các vitamin, khoáng chất), bột trứng (kháng thể IgY, các vitamin, khoáng chất), methionine, lysine HCl, threonine, valine, isoleucine, leucine, arginine, phenylalanine, dầu thực vật…Bổ sung vào cho thức ăn hoặc nước uống cho heo trong vòng 1 – 2 tuần sau cai sữa sẽ có tác dụng hạn chế tiêu chảy ở heo sau cai sữa.

Miễn dịch không đặc hiệu

 

 

Bổ sung các chế phẩm sinh học như BIOLAC (Lactobacillus, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae),  acid hữu cơ ACIDYN có tác dụng hỗ trợ vi sinh vật có lợi và ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột heo, giúp kiểm soát bệnh lý tiêu chảy ở heo sau cai sữa. Các sản phẩm prebiotic chứa beta glucan, MOS…kích thích tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, nâng cao sức đề kháng chung, góp phần kiểm soát không chỉ bệnh lý tiêu chảy, mà cả bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa.