BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) TRÊN GÀ

  1. NGUYÊN NHÂN
    Bệnh hô hấp mãn tính CRD hay còn gọi là bệnh “hen” gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm thỉnh thoảng cũng gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên của gà.Mycoplasma có sức đề kháng rất yếu, ngoài thiên nhiên căn bệnh chết nhanh, các chất sát trùng đều có khả năng tiêu diệt Mycoplasma như: Phenol, Formol, thuốc sát trùng chuồng trại Biodine, Virkon, Benkocid… Mycoplasma chỉ sống được 1 – 3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4 – 5 ngày) trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày.
  2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
    Bệnh thường là một bệnh kế phát, bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng khi sức đề kháng của cơ thể con vật giảm sút do gặp điều kiện bất lợi (thay đổi thời tiết đột ngột; Khi vận chuyển, chuyển đàn, ghép đàn…; Mật độ nuôi quá dày; Nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí NH3, H2S quá cao…; Không đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi, đặc biệt là không đảm bảo tốc độ gió) nhiễm ghép với các loại bệnh khác như: E.coli, Salmonella hoặc Gumboro.Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim ở các lứa tuổi khác nhau.Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, qua phôi từ những gà bố mẹ bị bệnh, gà con mới nở nếu đã nhiễm bệnh qua trứng sẽ thấy dấu hiệu viêm túi khí, tỷ lệ lây qua trứng có thể đến 10 – 60%. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm từ đàn này qua đàn khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc do không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi mang mầm bệnh…
  3. TRIỆU CHỨNG
    Ðối với gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 – 8 tuần. Triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli. Vì vậy, trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli – CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở trầm trọng hơn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng mặt, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 – 4 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn và còi cọc.Trên gà trưởng thành và gà đẻ: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… các triệu chứng chính vẫn là ăn ít, chảy nước mũi, thở khò khè, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt.
                           Khớp sưng                                     Viêm kết mạc, chảy nước mắt                                                 
  4. BỆNH TÍCH
    Bệnh CRD ở gà (bệnh hen gà) - Bệnh đường hô hấp trên gà
                                                               Khí quản có dịch nhầy
    Bệnh CRD ở gà (bệnh hen gà) - Bệnh đường hô hấp trên gà
                                                      Túi khí đục, có nhiều bọt
  5. ĐIỀU TRỊ
     Ta cần phân biệt rõ triệu chứng hen do MG hay do các nguyên nhân khác để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.Tuy nhiên khi ta xác định chính xác nguyên nhân là do MG gây ra ta cũng nên xem xét việc MG ghép với vi khuẩn hay virut để có phương án sử lý sao cho hiệu quả.Việc kiểm tra sức khỏe đàn gà để có liệu trình điều trị sao cho hiệu quả. Cụ thể việc xử lý một ca bệnh CRD -Kiểm tra toàn đàn kết hợp mổ khám để kiểm tra nguyên nhân chính, nguyên nhân ghép với CRD, nguyên nhân gây chết, nguyên nhân anh hưởng tới sức khỏe đàn gà.

    Sau đó đưa ra phương án sử lý bệnh.

    -Xử lý các triệu trứng cấp thiết dùng PARA – SONE (1g/5kg P) để long đờm, giãn phế quản, hạ sốt nhanh

    -Xử lý các nguyên nhân chính. Có thể phòng lại bằng vacxin ( trường hợp ghép virut), hoặc có thể dùng kết hợp kháng sinh (trong trường hợp ghép vi khuẩn) chú ý tới sức khỏe đàn gà. Có thể dùng bổ gan thận kết hợp thuốc bổ trước khi xử lý nguyên nhân nếu đàn gà yếu.

    -Dùng các loại kháng sinh để điều trị như:

    Phác đồ 1: Buổi sáng Sử dụng sản phẩm DOLIN hoặc DOXY500 (1g/25kg P) kết hợp cùng FLO ORAL 20% (1ml/10kg P). Buổi chiều dùng PARASONE ( 1g/5kg P ) cùng HEPATOL B12 ( 1g/5kg P ). Sử dụng liên tục 3-5 ngày

    Phác đồ 2: Buổi sáng Sử dụng sản phẩm DOLIN hoặc DOXY500 (1g/25kg P) kết hợp cùng TILCO250 (1ml/12,5kg P) 

    Buổi chiều dùng PARASONE ( 1g/5kg P ) cùng HEPATOL B12 ( 1g/5kg P ). Sử dụng liên tục 3-5 ngày

    Dùng thêm các chất bổ trợ: MEN PROBIO (1g/10 kg P), ĐIỆN GIẢI C (1g/10kg P)

  6.  PHÒNG BỆNH
    Lựa chọn mua con giống từ đàn gà bố mẹ không mắc bệnh CRD.Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố quan trọng, chuồng trại thiếu thông thoáng. Nếu nồng độ các loại khí độc như: NH3, H2S, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản…, sẽ tạo điều kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD.Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là Vitamin A, Vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.

    Sử dụng kháng sinh hoặc vaccine ngừa bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm phòng vaccine CRD không đơn giản do phải xác định tình trạng đàn gà trước khi tiêm phòng. Nếu đàn gà đã nhiễm CRD, việc tiêm phòng có thể làm phát sinh bệnh. Vì lý do trên, dùng kháng sinh phòng bệnh là biện pháp được nhiều nhà chăn nuôi sử dụng.

    Khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý: Phải sử dụng kháng sinh có hiệu lực cao với Mycoplasma và sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Người nuôi có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: Oxytetracycline, Chlorte tracycline, Doxycycline, Lincomycin, Norfloxacin, Tylosin…