TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON

Bệnh tiêu chảy ở heo con đang bú mẹ là tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến heo, thường gây ra tỷ lệ chết cao và thiệt hại kinh tế trầm trọng. Dưới đây là một số bệnh gây tiêu chảy ở heo con

1. BỆNH CẦU TRÙNG

Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém. Có tám loài thuộc Eimeria và một loài thuộc Isospora gây bệnh cầu trùng cho heo tại Bắc Mỹ. Heo con 5-15 ngày tuổi thường bị nhiễm cầu trùng đặc trưng bởi loài I. suis gây viêm ruột và tiêu chảy.Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên heo con sơ sinh. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy dạng lỏng hoặc sệt, thường có màu trắng sữa rồi chuyển sang vàng và có mùi hôi.  Heo con có thể xuất hiện các triệu chứng như yếu, mất nước và còi cọc; giảm tăng trọng và heo con có thể chết. Một yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ tỷ vong ở heo con là do heo con luôn bị dính đầy phân do tiêu chảy và luôn trong tình trạng ẩm ướt
Noãn bào của cầu trùng thường được thải ra cùng với phân và có thể được xác định nhờ kích thước, hình dạng và đặc điểm đặc trưng bào tử của chúng; tuy nhiên, trong chẩn đoán, phải dựa trên việc tìm ra các giai đoạn kí sinh thông qua kiểm tra phết tế bào hoặc kiểm tra mô học ở ruột non, vì heo con có thể chết trước khi hình thành noãn bào.
Ở những con bị nhiễm nặng, các tổn thương mô học xảy ra ở không tràng và hồi tràng đặc trưng qua bệnh tích như teo, làm mòn nhung mao ruột, xuất huyết và viêm ruột kèm theo fibrin tùy các giai đoạn kí sinh trong tế bào biểu mô.
Việc kiểm soát và phòng bệnh bằng cách sử dụng thuốc chống cầu trùng cho heo nái từ 2 tuần trước khi đẻ cho tới lúc nuôi con hoặc cho heo con từ lúc mới sinh đến khi cai sữa đã được báo cáo; tuy nhiên, hiệu quả ở các giai đoạn sau vẫn chưa được xác định. Mặc dù heo nái được xem là nguồn lây nhiễm cho heo con nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh rõ. Dọn dẹp sạch sẽ phân và khử trùng thường xuyên chuồng trại và các vật dụng chăn nuôi giữa các lứa đẻ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm cầu trùng. Heo con phục hồi sai khi nhiễm cầu trùng có khả năng kháng tái nhiễm cao
Sử dụng một liều duy nhất Toltrazuril (20mg/kg, uống) giúp giảm bài tiết noãn nang, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và giảm sự suy giảm khối lượng ở những heo con được gây nhiễm cầu trùng thực nghiệm

2.  BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ DO CLOSTRIDIUM

Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do Clostridium gây viêm ruột và nhiễm độc tố ruột xuất huyết ở lợn thường xảy ra ở lợn con theo mẹ như là một hội chứng.
Do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C), chúng sống trong ruột già của heo mọi lứa tuổi. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ… Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hoá của tất cả các heo con trước khi cai sữa.
Vi khuẩn xâm ngập vào heo qua những tổn thương trên da và tổ chức mô, cơ dưới da, đặc biệt trong giai đoạn nái nuôi con là nguồn truyền bệnh cho heo con.
Nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng của heo con yếu vì thể heo con dễ phát bệnh.

Nhận biết triệu chứng và bệnh tích lâm sàng

a. Triệu chứng bệnh

Thể quá cấp tính: xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi sinh, heo con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết và heo con này cũng dễ bị mẹ đè. Thường không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, có khi thấy tiêu chảy ra máu.
Thể cấp tính: thường thấy trên heo con khoảng 2 – 5 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo tiêu chảy ra máu, bệnh xảy ra rất nhanh, heo chết nhanh sau khi tiêu chảy ra máu.
Thể quá cấp tính: Heo con đi ỉa phân thường có màu nâu đỏ, ngà vàng; phân có chứa những mảng nhầy do niêm mạc ruột hoại tử hoặc màu nâu vàng có bọt, heo con trở nên yếu dần rồi chết sau 2 – 3 ngày mắc bệnh.

b. Bệnh tích

  • Cả hệ thống tiêu hoá ở heo con xung huyết và xuất huyết.
  • Sau khi chết heo chướng hơi nhanh do sinh khí. Ở bụng, dọc 2 bên đường trắng thường có những vệt đen
  • Heo con gầy còm, yếu ớt rõ rệt trước khi chết.
  • Thể cấp tính nhẹ và á cấp tính thường ruột viêm xuất huyết, sưng to và trở nên dày làm ruột căng phồng.
  • Khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng khó có thể chữa khỏi, do đó cần có biện pháp phòng bệnh là tốt nhất.
  • Giải pháp phòng bệnh và trị bệnh

    a. Phòng bệnh

    • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật nuôi.
    • Kiểm tra nước uống cho heo (nếu là nước mặt cần được lọc và xử lý bằng Clorine trước khi cho heo uống).
    • Cho heo bú sữa đầu đủ lượng và sớm nhất có thể, thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.
    • Cho heo ăn thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp heo có khả năng chống lại các tác nhân stress.
    • Sử dụng các kháng sinh nhạy cảm với Clostridium perfringens có một trong các thành phần sau: Bacitracin (BMD), Cephalosporin, Penicillin, Ampicillin và Amoxillin cho nái trước sinh và khi nuôi con giúp phòng bệnh cho heo con
    • Tiêm phòng vacxin giải độc tố cho nái và vệ sinh nghiêm ngặt chuồng đẻ giữa các kỳ nuôi rất hiệu quả trong phòng chống bệnh
    • Sát trùng toàn chuồng trại định kỳ bằng Protect: thuốc sát trùng hiệu quả cao, an toàn, phun được trực tiếp lên người và con vật

    b. Điều trị

    – Sử dụng các kháng sinh nhạy cảm với Clostridium perfringens có một trong các thành phần sau: Bacitracin (BMD), Cephalosporin, Penicillin, Ampicillin và Amoxicillin để điều trị heo bệnh.

    – Kiểm soát bệnh viêm ruột hoại tử ở heo con: Sử dụng BMD 10% cho heo nái ăn từ 14 ngày trước khi sinh đến 21 ngày sau khi sinh) với liều 2500g/tấn thức ăn.

    – Điều trị heo bệnh:

    • Sử dụng Amoxy 15%  với liều 25mg/kg hoặc liều 10ml/kp thể trọng cho uống hoặc tiêm ngay sau khi sinh cho heo con hoặc khi đang bị bệnh. Liều trình lặp lại 2 – 3 mũi.
    • Hạ sốt cho heo bằng Paracetamol hoặc Anagin C.
    • Tăng cường giải độc bằng Urotropin
    • Sử dụng men tiêu hoá pha nước hoặc trộn thức ăn cho heo con.
    • Sử dụng điện giải pha nước uống trong suốt quá trình điều trị

3. BỆNH DO E.COLI

a, Các thể bệnh

Có nhiều nhóm E.coli gây bệnh với những đặc điểm khác nhau nhưng quan trọng nhất là nhóm E.coli gây tiêu chảy phân vàng, nhớt vàng ở heo con theo mẹ và nhóm gây phù thũng, tích nước xoang bụng ở heo cai sữa.
+ Thể nhiễm trùng máu: thường xảy ra ở heo con từ 0 – 3 ngày tuổi.
+ Thể tiêu chảy gặp ở các lứa tuổi trên heo con
* Tiêu chảy phân trắng và phân vàng hay gặp  12 – 72 giờ sau khi đẻ
* Tiêu chảy từ 4 – 5  ngày tuổi đến 3 – 4 tuần tuổi
* Tiêu chảy sau cai sữa
+ Thể phù thủng: thường gặp ở heo con trước và sau cai sữa 1 đến 2 tuần.

b. Truyền nhiễm học bệnh Ecoli ở heo.

– Loài mắc bệnh Ecoli: heo con theo mẹ hoặc  heo cai sữa
– Chất chứa căn bệnh E Coli: phân, hạch, gan, não, máu
– Đường xâm nhập của khuẩn E coli: đường tiêu hóa. Mầm bệnh theo thức ăn, nước uống vào hệ thống đường tiêu hóa. Khi sức đề kháng kém, miễn dịch giảm, mầm bệnh nhân lên và gây bệnh
– Con đường lây lan vi khuẩn Ecoli:

  • Tự phát: do vi sinh vật có sẵn trong ruột, phát bệnh khi sức đề kháng giảm . Do stress, vận chuyển, làm vacxin, thay đổi thời tiết , thiếu vitamin, thiếu sắt hoặc do bị nhiễm lạnh do nhiệt độ chuồng nuôi không đảm nhiệt độ lợn con 32- 35 độ C
  • Lây gián tiếp: xâm nhập qua đường tiêu hóa do heo con liếm láp các chất dơ bẩn, phân heo mẹ, thức ăn rơi vãi bị ôi thiu, hoặc bú sữa ở vú viêm, cám cho heo tập ăn không cùng loại với heo nái mẹ đang ăn
  • Vấn đề an toàn sinh học chưa được đảm bảo .

– Cơ chế sinh bệnh của khuẩn E-coli:

  • Vi khuẩn E coli có sẵn ở bên ngoài môi trường
  • Vào ruột ( hoặc sẵn có trong đường tiêu hóa )
  • Gặp điều kiện thuận lợi chúng  nhân lên trong niêm mạc
  • Sinh độc tố  gây trúng độc , hiểu hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng

c. Triệu chứng bệnh Ecoli trên heo.

Dưới đây là các triệu chứng bệnh ecoli ở lợn điển hình mà Anicare đã tổng hợp

– Triệu chứng thể nhiễm trùng máu:
Con vật bị nhiễm bệnh trong vòng 12h sau khi sinh và có thể chết trong vòng 48 giờ với các biểu hiện triệu chứng sau:
+ Lười vận động, ủ rũ mệt mỏi, đứng nằm không yên, đuôi rũ xuống.
+ Đôi khi ói mửa, run rẩy và có thể chết sau khi hôn mê, co giật (tỷ lệ chết có thể 85 – 90%).

– Triệu chứng thể tiêu chảy:
– Tiêu chảy phân có màu vàng, trắng xám, mùi hôi do vi khuẩn Ecoli
– Heo mất nước, sút cân nhanh , bú sữa kém, đi lại không vững và nôn ra sữa đông không tiêu.
– Nếu không điều trị kịp thời thì heo yếu dần, lông xù và tỷ lệ chết có thể lên đến 80 – 90%

– Thể phù thủng:
Bệnh thường xảy ra đột ngột ở giai đoạn vài ngày đến một tuần sau cai sữa và trên những heo lớn hơn trong đàn

  • Dấu hiệu ban đầu kém ăn, lười vận động.
  • Thể quá cấp heo chết đột ngột và trước khi chết có triệu chứng phù.
  • Ở thể cấp tính, bệnh diễn biến 2 – 3 ngày. Ngày đầu heo bỏ ăn, sang ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 có triệu chứng phù ( xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu, gốc tai, đôi khi sưng cả mặt)
  • Phù não, não bị chèn ép bởi dịch thoát ra từ mạch máu nên gây nhũn não
  • Có các triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào tường
  • Do thủy thủng ở thanh quản nên hay kêu khàn , ho
  • Sung huyết ở niêm mạc và xanh tím ở tai, mõm, chóp đuôi, khó thở trước khi chết.

Heo mệt, tụ một góc chuồng, phù quanh mí mắt.

d. Bệnh tích:

  • Thể nhiễm trùng huyết
    Bệnh Ecoli trên heo biểu hiện triệu chứng Viêm màng ngoài tim, van tim, sung huyết thận, lá lách, có thể viêm da và khớp.
    – Thể tiêu chảy
    – Cơ thể mất nước nhiều, phân dính bết vào hậu môn.
    – Mạch máu ruột và hạch ruột sung huyết cấp tính.
    – Dạ dày chứa sữa không tiêu.
    –  Thể phù thủng
    – Vùng cơ dưới da đầu bị thủy thủng.
    – Hạch ruột bị thủy thủng, xoang bụng chứa dịch phù, thủy thủng ở màng treo ruột.
    – Phù thủng: mí mắt, lỗ tai, ở quanh tim, thanh quản, ruột

    e. Phòng bệnh

  • Chuồng đẻ heo nái và chuồng úm phải được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo vào
  • Môi trường xung quanh trại phải được rải vôi và phun sát trùng định kì tuần 2 lần
  • Heo con mới sinh phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt để tạo kháng thể và hấp thu được chất dinh dưỡng
  • Nếu heo mẹ thiếu sữa thì phải dùng núm vú giả và cho sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi bú thêm
  • Đảm bảo nhiệt độ cho heo con và giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ khô thoáng
  • Sát trùng chuồng trại thường xuyên đảm bảo an toàn sinh học
  • Tiêm sắt và vacxin phòng bệnh cho heo con
  • Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo về chất lượng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng
  • Bổ sung Gluco K C điện giải, men vi sinh, giải độc gan thận cho heo conf.

f. Điều trị

Bệnh tiêu chảy do Ecoli phân trắng

  • Triệu chứng phân lỏng hay sệt màu vàng lục hay trắng. Tỉ lệ chết cao tuần đầu tuổi

Phác đồ điều trị:

  • Chủng ngừa vacxin Ecoli đối với lợn con từ 3-4 tuần là mũi 1 và nhắc lại tuần 6
  • Đối với lợn mẹ:Phải tiêm chủng trước sinh 2 tuần

Trị bệnh:

  • Điều trị bằng kháng sinh liệu trình từ 3-5 ngày Colistin 100UI/ 1KgP, Neomycin 10mg/1KgP, Apramycin 20mg/1KgP và kết hợp điện giải
  • Chú ý: Có thể hỗ trợ truyền xoang bụng bằng Sedum Glucose 5% 20ml/ lần/ 1-2 lần / ngày

4. Rotavirus

Rotavirus điển hình gây tiêu chảy nhẹ và làm mòn cùn lông nhung ruột ở những heo từ 10 đến 14 ngày tuổi hoặc có tuổi lớn hơn. Lạnh là nhân tố làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng. Rotavirus được chẩn đoán bằng mô bệnh học, nhưng hiện có các phương pháp PCR và bộ kit. Cũng có những vaccine cho bệnh này, nhưng nói chung bệnh này được kiểm soát bằng thông tin phản hồi từ phân ở những heo tiêu chảy cho đến những heo nái 2 – 3 tuần trước khi đẻ và bằng cách duy trì heo con trong điều kiện ấm và khô.

5. Virus corona (Coronaviruses)

Bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm (TGE) và virus gây dịch tiêu chảy (PED) của heo là những bệnh tương tự gây ra do alpha-coronaviruses không cùng họ mà chúng làm hư hại tế bào hấp thu của các lông nhung ở ruột. Tất cả tuổi heo đều nhạy cảm và khi bị nhiễm tỷ lệ chết có thể cao ở những heo con. Thể mãn tính có thể gây ra những thiệt hại cho heo con trong nhiều tháng, tại những nơi mà miễn dịch của heo nái thấp và vệ sinh kém. Virus PED đã được báo cáo ở Anh năm 1977, ở Canada 1098 và sau đó kéo sang châu Âu và châu Á. Các thể virus PED độc lực cao nổi lên vào năm 2010. Virus PED biến đổi nhanh chóng và tồn tại các biến thể cụm riêng về miễn dịch học. Bệnh TGE gây ra tỷ lệ chết dữ dội hơn là do virus PED nhưng ít khi được chẩn đoán sớm trong khi virus PED lại quá phổ biến. Thời tiết mùa đông lạnh giúp lan rộng virus PED và TGE, nhưng cả hai có thể xuất hiện quanh năm. Chẩn đoán có thể được thực hiện bằng xét nghiệm xác chết, mô bệnh học, PCR và những kit đơn giản.

Các chất điện giải theo đường uống hay tiêm trong màng bụng hỗ trợ cho heo và kháng sinh có thể hữu dụng cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn thứ phát, nhưng những xử lý về TGE và virus PED đang không chứng minh đầy đủ. Sự miễn dịch có thể bảo vệ heo con đem lại từ những nái có từ 2-3 tuần sau khi phơi nhiễm đường miệng với virus PED hoặc TGE, sự phản hồi của nái đến các chất liệu ở ruột và phân từ những heo ở giai đoạn sớm của bệnh được sử dụng phổ biến cho sự kiểm soát. Virus PED có thể được truyền bởi sữa của nái và một sự tổng phản hồi trong đàn của các nái thường dẫn đến dấu kiểm cộng về tỷ lệ chết của heo con. Mặt khác, thất bại do miễn dịch toàn đàn thường dẫn đến những thiệt hại dai dẳng từ những thể mãn tính kéo dài. Virus PED và bệnh sốt heo cổ điển (CSF) thường là những nguyên nhân gây tiêu chảy xảy ra đồng thời ở những vùng dịch CSF và những thiệt hại heo con rất cao có thể xuất phát từ phản hồi của virus CSF với các nái trong những tình huống như thế.

Kiểm soát bệnh tiêu chảy heo con

Kiểm soát chung heo con bị tiêu chảy bao gồm sự vệ sinh và quản lý sinh sản cùng vào cùng ra tốt. Chủng ngừa để kiểm soát E. coli. Giảm sử dụng kháng sinh theo lệ thường. Thực hành vệ sinh phải gồm sử dụng chất kiềm làm sạch (chú ý bảo vệ mắt) để loại bỏ các màng sinh học, theo sau đó bằng chất sát trùng đặc trưng có hiệu quả mạnh. Giữ heo con ấm, khô và không bị gió lùa. Các biện pháp  thực hành an toàn sinh học bao gồm vệ sinh các xe chuyên chở, cách ly những vật nhân giống vào trại và những sự thay đổi bảo hộ quần áo và dày dép. Chẩn đoán bệnh có vai trò quan trọng để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh của heo và là bước đầu tiên để hiểu biết những phương tiện nào là thích hợp.