HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM

1. NGUYÊN NHÂN
– Bệnh gây ra do virus (Adnevirus) dòng Be virus 127.EDS virus không nằm trong số 11 Adnevirus của gia cầm.
 
2. CƠ CHẾ GÂY BỆNH
– Bệnh thường sảy ra trên gà đẻ trứng và gà đẻ giống, mẫn cảm nhất là gà đẻ trứng đỏ, thời gian phát bệnh chủ yếu vào tuần 26-40 thời gian đẻ đỉnh của gia cầm.
– Virus có thể gây bệnh cho tất cả các loại gia cầm, thủy cầm. Thời gian nung bệnh từ 7-9 ngày có một số trường hợp gây bệnh sau 17 ngày bị nhiễm
– Lây nhiễm qua trứng do những đàn gà đẻ đã mang trùng, virus thải qua trứng lây nhiễm cho đàn gà nuôi cùng trong chuồng.
– Có thể lây ngang, lây dọc, qua phân và chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi.
3. TRIỆU CHỨNG
– Bệnh có thể kéo dài 6-12 tuần với các biểu hiện điển hình như:
+ Gà bệnh vẫn ăn uống bình thường, không có dấu hiệu của bệnh nhưng tỉ lệ đẻ đột zngột giảm từ 20-40% có khi lên đến 60%.
+ Có thể bị tiêu chảy nhất thời và ngắt quãng trong suốt giai đoạn bị nhiễm, điều trị bằng các kháng sinh nhưng không hiệu quả.
+ Trứng nhỏ, nhạt màu, vỏ lụa, trứng biến đổi màu, méo mó, vỏ bạc trắng.
+ Lòng trắng giảm, tỷ lệ ấp nở thấp
– Bệnh EDS’76 rất dễ nhầm lẫn với bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm IB hoặc hội chứng rối loạn hấp thu Canxi ở gà.
Biểu hiện của Hội chứng giảm đẻ ở gà
Biểu hiện của bệnh hội chứng giảm đẻ ở gà

4. BỆNH TÍCH
– Để phân biệt giữa EDS’76 với các bệnh khác rất khó vì hầu như không biểu hiện gì nhiều, tuy nhiên khi mổ người ta thường thấy các biểu hiện sau
+ Buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo.
+ Đôi khi tử cung bị viêm và phù thũng.
+ Trứng non không phát triển.
Buồng trứng gà mắc hội trứng giảm đẻ

5. PHÒNG BỆNH
– Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị, phòng bằng vacxin là cách tốt nhất, phòng vào tuần 15-16 sẽ cho hiệu quả cao.
– Trong công tác phòng bệnh cần nghiêm túc thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ phun sát trùng định kỳ tuần 2 lần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài trại, ngâm khay đựng trứng vào chất sát trùng sau đó phơi khô trước khi đưa vào sử dụng.
Bước 2: Tuân thủ lịch vacxin trên gà đẻ khi chúng đạt 15-16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có vacxin 3 bệnh (ND – IB – EDS) trong 1 lọ vacxin.
Bước 3: Thường xuyên bổ sung các loại thuốc sau:
SELVIT PLUS (tăng khả năng sinh sản, trứng to, phát triển cơ quan sinh dục)
+ TERRACIN EGG (bổ sung kháng sinh chống viêm buồng trứng, các vitamin và enzym, khoáng chất giúp gà đẻ nhiều, trứng to vỏ dày)
+ CANXI PRO (bổ sung các khoáng chất cao cấp cho vật nuôi, giúp phòng bại liệt, vỏ trứng dày, phòng hiện tượng trứng trắng trên gia cầm)