BỆNH ORT TRÊN GÀ

1, Nguyên nhân: 

ORT là bệnh hô hấp cấp tính, do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn G (-). Bệnh thường xảy ra vào mùa đông – xuân, xuân – hè và thời điểm giao mua

2, Cơ chế gây bệnh: 

Vi khuẩn trong môi trường hoặc trong cơ thể gà bị bệnh ORT thông qua thức ăn, nước, phôi trứng, tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, thông qua gió, dụng cụ, xe vận chuyển, con người…truyền mầm bệnh sang cho gà khỏe mạnh.

Vi khuẩn vào cơ thể gà khỏe mạnh thông qua đường hô hấp, sinh trưởng và phát triển tại niêm mạc đường hô hấp và gây các triệu chứng, bệnh tích như: Niêm mạc đường hô hấp khô, ít nhầy; đường hô hấp viêm có bã đậu; túi khí viêm, gà khó thở, ngạt thở, vẩy mỏ, ngáp, khẹc, chảy nước mắt mũi, sưng mặt, rướn cổ hít thở, ủ rũ, giảm ăn.

Sau đó vi khuẩn di chuyển đến cơ quan đích là phổi và gây bệnh trên phổi → phổi viêm có mủ, bã đậu (đặc điểm điển hình cảu bệnh ORT trên gà). Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến kế phát thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác và gây chết gà do nhiều nguyên nhân khác nhau.

3, Triệu chứng:

Gà thường mắc 3 – 6 tuần. Gà thở khó, khò khè, hắt hơi, vẩy mỏ, ngáp và rươn cổ để thở. Mũi có dịch viêm, thấy dịch viêm trên nền chuồng. Gà chết do không thở được (thiếu oxy). Tỷ lệ mắc bệnh rất cao 50 – 100%. Tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 – 50%. Tỷ lệ đẻ giảm 10 – 30%

– Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …

– Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.

– Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.

– Có thể tiêu chảy.

– Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo).

– Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.

– Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xẩy ra ồ ạt.

– Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng

4, Bệnh tích

Phổi viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt. Trong khí quản, phế quản và phế nang có dịch, mủ màu vàng. Túi khí viêm có bọt, có thể có mủ màu vàng.

5. Phòng bệnh:

Vệ sinh sát trùng:

  • Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
  • Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
  • Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
  • Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Protect  liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.

6. Điều trị: