Khí amoniac (NH₃) là một trong những khí độc phổ biến nhất trong chuồng trại chăn nuôi, đặc biệt là chuồng gà. Đây là sản phẩm phân hủy của phân gà, thức ăn thừa và chất độn chuồng trong môi trường ẩm ướt. Nếu không được kiểm soát, nồng độ NH₃ cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vật nuôi và người chăn nuôi.
1. Nguyên nhân gây ra khí amoniac trong chuồng gà
- Chất thải phân hủy
– Phân gà chứa nhiều axit uric, khi bị phân hủy bởi vi khuẩn sẽ tạo ra NH₃.
- Độ ẩm cao trong chuồng
– Nền chuồng ẩm ướt, thông gió kém làm NH₃ tích tụ.
- Mật độ nuôi quá dày
– Số lượng gà quá lớn trong diện tích nhỏ làm tăng lượng chất thải, dẫn đến nồng độ NH₃ cao.
- Chất độn chuồng kém chất lượng
– Vật liệu độn chuồng không hút ẩm tốt sẽ làm phân dễ bị phân hủy, tăng NH₃.
- Hệ thống thông gió kém
– Thiếu hệ thống quạt hút khí, chuồng không thoáng sẽ làm NH₃ tích tụ nhanh chóng.
2. Tác hại của khí amoniac đối với gà
- Gây kích ứng đường hô hấp – Amoniac làm tổn thương niêm mạc hô hấp, gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm túi khí, làm gà dễ mắc bệnh hô hấp như CRD, ORT.
- Ảnh hưởng đến mắt – Nồng độ NH₃ cao gây viêm kết mạc, chảy nước mắt, giảm thị lực, làm gà kém ăn, chậm lớn.
- Giảm tăng trưởng & năng suất
– Gà tiếp xúc với NH₃ trong thời gian dài có tốc độ tăng trưởng chậm, giảm hiệu suất chuyển hóa thức ăn.
- Tăng nguy cơ nhiễm bệnh
– Hệ miễn dịch suy yếu khiến gà dễ mắc các bệnh nguy hiểm như cúm, E.coli, Gumboro, Newcastle.
- Ảnh hưởng đến chất lượng trứng
– Gà đẻ tiếp xúc với NH₃ cao giảm tỷ lệ đẻ trứng, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ.
3. Giải pháp kiểm soát khí amoniac trong chuồng gà
- Cải thiện hệ thống thông gió
– Sử dụng quạt thông gió, quạt hút khí để lưu thông không khí, giảm nồng độ NH₃.
- Duy trì độ khô ráo của chuồnG
– Kiểm soát độ ẩm dưới 65%, điều chỉnh áp lực nước không để nước tràn hoặc rò rỉ trong chuồng.
- Sử dụng chất độn chuồng chất lượng
– Dùng trấu, mùn cưa, vỏ lạc… có khả năng hút ẩm tốt, định kỳ thay mới.
- Giảm mật độ chuồng nuôi theo tiêu chuẩn.
- Xử lý phân gà thường xuyên
– Thu gom phân định kỳ, có thể sử dụng MEN VI SINH để phân hủy nhanh, giảm NH₃.
- Sử dụng chế phẩm khử NH₃ – Dùng các CHẾ PHẨM SINH HỌC có chứa vi khuẩn có lợi giúp ức chế vi khuẩn tạo NH₃.
- Cải thiện dinh dưỡng – Bổ sung ENZYME, chất hấp phụ độc tố giúp giảm khí thải NH₃ từ phân.