BỆNH NEWCASTLE (NEWCASTLE DISEASE : ND) TRÊN GÀ : TỔNG QUAN CHUNG

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân gây bệnh gà rù là do virus Newcastle là một loại RNA virus, thuộc nhóm C gây nên. Virus Newcastle đa hình thái gồm hình tròn, hình trụ, sợi, có kích thước 100 – 500 nm. Capsid kiểu đối xứng xoắn, có vỏ bọc lipoprotein. Bộ gen bao gồm một phân tử RNA chuỗi đơn âm không phân đoạn, trọng lượng phân tử 5,2 – 5,7 x 10Da, gồm có 15.156 nucleotide (Millar và Emmerson, 1988), mã hóa 6 protein bao gồm NP (N), P, M, F, L và HN (Samson, 1988).
Baldauf (1988) nhận thấy virus Newcastle có thể gây nhiễm tới 236 loài chim của 27 bộ khác nhau. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất khác nhau giữa các loài chim bị nhiễm virus. Hầu hết thủy cầm đề kháng với virus nhưng những loài chim nuôi nhốt thành đàn thì cũng mẫn cảm với virus.

 

Lây truyền 
1. Loài cảm thụ 
  • Như đã đề cập ở trên virus có thể gây bệnh cho các loại gia cầm như gà, gà tây, chim cút ,bồ câu…
  • virus gây bệnh ở mọi lứa tuổi của gia cầm, đặc biệt gia cầm non rất mẫn cảm. tỉ lệ chết của con non lên đến 90%, và 50% ở con trưởng thành.
  • Vịt và Ngỗng từng có đề kháng với virus này (trích dẫn Nguyễn Đình Quát, 2005)
  • Loài hữu nhũ (đặc biệt là mèo, loài gặm nhấm) có thể nhiễm bệnh
  • Con người cũng có thể nhiễm bệnh nhưng trường hợp này rất ít, phải những người tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp mới có thể bị nhiễm.
2. Đường truyền lây

Virus xâm nhập vào cơ thể gà thông qua đường tiêu hóa, ngoài ra cũng có thể lây qua đường hô hấp:

  • Lây theo chiều dọc: virus truyền qua phôi từ gà bố mẹ mắc bệnh. Điều này đã được chứng minh qua thí nghiệm của Pospisil và cộng sự, Pospisil đã phát hiện có sự hiện diện của virut nhược độc trong phôi gà con (1 ngày tuổi) của đàn gà đã chủng ngừa vaccine
  • Lây theo chiều ngang bao gồm lây truyền trực tiếp và gián tiếp. Truyền lây trực tiếp do sự tiếp xúc giữa gà khỏe với gà bệnh hay gà mang trùng, lây gián tiếp qua thức ăn nước uống, chất thải, chất độn chuồng, quầy thịt, không khí, dụng cụ chăn nuôi, con người…

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân

3. Cơ chế gây bệnh 

Virus Newcastle xâm nhiễm vào tế bào và sinh sản trong mô bào vùng hầu họng, sau đó chúng vào máu gây nhiễm trùng huyết. Virus theo máu lan tràn đến các tổ chức khác của cơ thể, sau đó chúng xâm nhập và sinh sản ở những cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và cơ quan sinh dục gia cầm mái. Tiếp đến là nhiễm trùng huyết lần hai (các giai đoạn này đều xảy ra trong thời kỳ nung bệnh)

con đường lây nhiễm của bệnh newcastle

 

Các triệu chứng khi bị bệnh

Thời gian ủ bệnh Newcastle từ 3 -5 ngày, cá biệt chỉ 2 ngày nhưng cũng có trường hợp dài hơn một tuần.

Bệnh tiến triển theo 3 thể chính: thế quá cấp tính, thể cấp tính, thể mãn tính.

Thể quá cấp tính chỉ xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, gà chết chỉ trong vài giờ.

1. Thể quá Cấp tính

  • Gà ủ rũ, xù lông, Gà sốt cao.
  • Lây lan nhanh, tỷ lệ chết 100% sau vài giờ bị nhiễm bệnh
  • Ho, thở gấp, phân lẫn máu, đầu nghẹo sang một bên
  • Sưng phù đầu, mào tích tím tái
  • Có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững, mổ không trúng thức ăn
  • Giảm đẻ, vỏ trứng mềm
  • Bệnh tích chủ yếu tập trung ở đường tiêu hóa
  • Xuất huyết dọc ống tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột, hạch màng treo ruột và lỗ huyệt
  • Niêm mạc khí quản và mũi có dịch rỉ viêm cata, xuất huyết lấm chấm
  • Teo trứng, buồng trứng sung huyết
  • Não xuất huyết
2. Thể cấp tính
  • Dịch bùng phát đột ngột, tốc độ lây lan nhanh
  • Tỷ lệ đẻ giảm, giảm ăn, chất lượng trứng giảm
  • Có triệu chứng thần kinh, nghẹo đầu, đi lòng vòng, co giật, không mổ trúng thức ăn
  • Gà sốt cao.
  • Tiêu chảy phân xanh, ho, tỷ lệ chết cao lên đến 100%
3. Thể mãn tính
  • Xuất hiện ở cuối ổ dịch với các triệu chứng do rối loạn thần kinh. Trước đây chưa có thuốc đặc trị phải sử dụng vaccine tiêm vào đàn gà những con còn sống sót cũng có biểu hiện tương tự.
  • Do bị tổn thương tiểu não nên gà bị bệnh có những hành vi bất thường, gà chết do đói, mổ không trúng thức ăn
  • Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm
  • Bệnh kéo dài vài ngày hoặc vài tuần
Một số hình ảnh thực tế
BỆNH NEWCASTLE (BỆNH GÀ RÙ) - Pharmavet Group
Gà ủ rũ, mệt mỏi, đầu oặt xuống chân (Ảnh MXH)
Lông xơ xác
Phân loãng màu trắng đục có khi lẫn máu
Các thể của Bệnh
1.Thể tiêu hoá (Thể Doytle)
  • Bệnh ở dạng cấp tính, gây chết 100% ở mọi lứa tuổi
  • Đầu gà bị sưng, mặt phù, chảy nước mắt, nước mũi
  • Gà lên cơn co giật, liệt chân không đi lại được
  • Tiêu chảy phân có màu xanh, có nhiều trường hợp đi ngoài ra máu
2. Thể thần kinh (Thể Beach)
  • Bệnh ở dạng cấp tính, gây tỷ lệ tử vong cao lên đến 100%
  • Gà lên cơn co giặt, đứng không vững
3. Thể Hô Hấp (Thể Hitchner)
  • Bệnh nhiễm ở mức độ nhẹ
  • Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của gà
  • Tỷ lệ chết thấp
4. Thể Baudette
  • Bệnh xuất hiện trên những đàn gà nhỏ
  • Gà con có biểu hiện co giật, đứng không vững
  • Ở thể này tỷ lệ chết thường thấp hơn so với các thể khác
5. Thể đường ruột không có triệu chứng
  • Bệnh có biểu hiện không rõ ràng
  • Những chủng virus nhóm lentogen gây bệnh thể này thường được dùng để điều chế vaccine
Bệnh tích 

Khi mổ khám gà mắc bệnh Newcastle có nhiều bệnh tích điển hình.Trường hợp gà mắc bệnh ở thể quá cấp tính bệnh tích không rõ ràng, chỉ thấy những xuất huyết ở ngoại tâm mạc, niêm mạc đường hô hấp.

– Ở thể cấp tính xác chết của gà gầy; mào, yếm tím bầm.

  • Xoang mũi và miệng chứa nhiều dịch nhớt đục.
  • Niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản xuất huyết, viêm và phủ màng giả fibrin

– Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hóa:

  • Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết tại đỉnh của lỗ tuyến tiêu hóa. Nhiều trường hợp bệnh nặng hiện tượng xuất huyết thành dải ở trên và dưới của dạ dày tuyến.
  • Dạ dày cơ dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết.

– Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các hạch lympho ở ngã ba manh tràng bị viêm loét thậm chí loét hình cúc áo.

– Gan chỉ có một số điểm hoại tử màu vàng nhạt.

– Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám.

– Xuất huyết ở màng thanh dịch như bao tìm, xoang ngực, bề mặt xương ức.

– Não viêm xuất huyết.

Một số hình ảnh

Xuất huyết dạ dày tuyến và niêm mạc ruột

Xuất huyết, loét lâm ba manh tràng

Chuẩn Đoán Bệnh 

1. Chuẩn đoán lâm sàng

Trong những vùng thường xảy ra dịch, việc chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học. Gia cầm nghi ngờ mắc bệnh Newcastle khi có các triệu chứng tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, có các bệnh tích như sung huyết, xuất huyết hay loét đường tiêu hóa ở dạ dày tuyến, hạch amydale manh tràng. Tính chất dịch tễ thể hiện qua tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tử số cao, lây lan mạnh.

2.Chuẩn đoán phòng thí nghiệm

Bệnh phẩm có thể lấy từ các cơ quan như não, phổi, lách, túi khí, ruột, gan hay các chất tiết đường hô hấp, tiêu hóa. Sau đó chúng ta mang các mẫu bệnh phẩm tới các phòng thí nghiệm để làm các phản ứng như:

  • Phản ứng huyết thanh học: Phản ứng HA, HI và phản ứng trung hòa.
  • Phản ứng kháng thể huỳnh quang cho kết quả nhanh nhất.
  • Hoặc  phương pháp PCR

Phòng Bệnh 

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này, việc phòng bệnh luôn là cách hiệu quả nhất để không chịu thiệt hại lớn do bệnh Newcastle gây ra.

1. Phòng ngừa môi trường

Biện pháp an toàn sinh học chú trọng các yếu tố kỹ thuật sau:

  • Kiểm soát việc nhập và chuyển đàn, tách đàn
  • Sát trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi trước khi nhập đàn mới
  • Áp dụng các biện pháp tránh lây do những hoạt động của con người (mang giày ống, quần áo bảo hộ, sát trùng lối đi và phương tiện vận chuyển)
  • Thường xuyên sát trùng định kỳ khu vực nuôi, hạn chế sự đi lại
2. Phòng ngừa bằng Vaccine
Phòng ngừa môi trường để không cho virus tiếp cận tới gia cầm nhà bạn, nhưng vẫn cần một lớp bảo hộ khi virus vẫn xâm nhập được vào trại, đó chính là vaccine. Tùy vào dịch tễ  và chương trình vaccine của trại mà ta lựa chọn vaccine cho phù hợp.
  • Vaccine LASOTA và LASOTA chịu nhiệt là 2 sản phẩm ‘made in Việt Nam’: tạo miễn dịch cho bệnh Newcastle chủng Lasota, một chủng chiếm phần trăm lớn ở Việt Nam.
  • Nếu cần Vaccine có độ bảo hộ cao và dài dành cho Gà đẻ, Gà giống , Gà thịt thì Vaccine NEWCASTLE sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn. Vaccine NEWCASTLE  tạo miễn dịch cho bệnh Newcastle chủng Mukteswar.
  • Để tránh stress cho gia cầm do tiêm nhiều lần của chương trình vaccine. Các sản phẩm vaccine hiện nay đã có sự kết hợp để có thể tiêm nhiều loại trong cùng một mũi. Đối với Newcastle, MEVAC ELI-VAR 2 , MEVAC LASOTA+H120 và  MEFLUVAC™ Multi IB+H9+ND là 3  lựa chọn cho bạn khi làm chương trình vaccine ngay từ khi 1 ngày tuổi.
Đối với bệnh Newcastle chúng ta nên làm đầy đủ chương trình vaccine 2-3 tháng 1 lần
Trị Bệnh 
Trước đây khi chưa có kháng thể dành cho bệnh này nên người dân thường dùng Vaccine để dập dịch. Nhưng hiệu quả sẽ không cao, tỉ lệ sống chỉ khoảng 20% nhưng trong đó các con sống sẽ có các triệu chứng như mổ không trúng thức ăn, chậm lớn … tốn nhiều chi phí hơn để giữ đàn gà.
Nay chúng ta có  KHÁNG THỂ GUMBORO – NEWCASTLE  sẽ giảm tỉ lệ chết của đàn gà xuống chỉ còn 5-20% ( tùy vào mức độ phát hiện bệnh)
Trong vòng 24 – 48h sau khi sử dụng KHÁNG THỂ GUMBORO – NEWCASTLE gà sẽ không còn chết bởi bệnh Newcastle. Chính vì vậy việc chẩn đoán nhanh chính xác gà mắc bệnh gì là hết sức quan trọng, khi để lâu gà sẽ chết nhiều hơn, thiệt hại lớn hơn.
Oceanvet hi vọng đã cung cấp cho quý vị độc giả cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh Newcastle. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liện hệ trực tiếp với Oceanvet để được cung cấp thông tin và giải quyết những thắc mắc.