Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) trên gà? nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích và cách phòng và trị

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm hay IB (Infection Bronchitis) căn bệnh là mối nguy hiểm khiến người chăn nuôi phải lo sợ, đặc biệt là đối với chăn nuôi gà đẻ trứng, vì nó làm giảm trầm trọng tỉ lệ trứng (tới 70%), trứng đẻ ra dị hình, phẩm chất kém đồng thời làm giảm chất lượng và tăng trọng của gà thịt. Cùng với khả năng biến chủng rất cao bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà đã trở thành ác mộng đối với bà com nuôi gà đẻ trứng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (bệnh IB trên gà)

Giới thiệu

IB hay IBV là tên gọi của virus RNA thuộc họ Coronaviridae, có khả năng biến chủng rất cao.

Hiện nay có rất nhiều chủng IB như: Massachusetts, Arkansas 99, Connecticut, O72,…

Virus IB có thể tồn tại hàng năm trong chất độn chuồng, 1 tháng ở chuồng nuôi, tuy nhiên chúng dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao trên 60 độ C và các thuốc khử trùng thông thường.

Phương thức lây truyền: Bệnh lây lan mạnh, Virus xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh cho con vật chỉ qua đường hô hấp bất kể biến chủng nào và tấn công vào các mô, cơ quan khác nhau:

  • Hô hấp
  • Thận
  • Cơ quan sinh sản

Bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất đối với gà dưới 6 tuần tuổi.

Một số triệu chứng đặc chưng

Tùy thuộc vào chủng virus (serotype khác nhau), tuổi gà, sức đề kháng và các yếu tố stress mà mức độ nghiêm trọng và tổn thương khác nhau

→ Virus có thể nhân lên rất nhiều ở đường tiêu hóa

→ Không chỉ tác động lên đường hô hấp, một số biến chủng còn gây tác động gây phá hủy mạnh mẽ ở thận

→ Trên gà đẻ: Là một trong những nguyên nhân gây ra giảm năng suất trứng, trường hợp nặng có thể dừng đẻ do virus tấn công vào cơ quan sinh sản gây tổn thương nặng và teo buồng trứng.

Hình ảnh so sánh trứng gà bình thường và trứng gà mắc IB vỏ trứng mỏng, lòng trứng loãng

→Trên gà thịt: Ti lệ chết từ 10-60% ở gà trên 4-6 tuần tuổi, làm giảm đáng kể năng suất và tăng trọng

Biều hiện điển hình nhẩt: Gà thở khó, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng khò khè.

Cơ chế gây bệnh

  • Đầu tiên virus xâm nhập vào gia cầm qua đường hô hấp sau đó nhân lên tại các biểu mô hô hấp làm thoái hóa và hoại tử. Từ đó virus phá hoại thành mạch quản làm tăng tiết dịch thẩm xuất và thâm nhiễm các tế bào lympho vào các xoang hô hấp khiến gà bị khó thở, sau một thời gian virus được tìm thấy ở bộ phận sinh sản và thận.
  • Thể mạn tính: Virus tấn công cả tế bào đường hô hấp và cơ quan sinh dục. Vì vậy sau khi khỏi bệnh con vật vẫn mang một số di chứng.

Triệu chứng

Thường thấy gà nằm tụ lại nơi phát nhiệt

Gà dưới 1 tháng tuổi: bệnh xảy ra rất nhanh trong toàn đàn với các triệu chứng: sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng thở khò khè, chảy nước mũi, nước mắt.

Một số trường hợp gà khỏi bệnh sau 1 – 2 tuần, tỉ lệ chết thường không đáng kể và không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng kế phảt, nhưng cũng có những trường hợp gà chết hơn 40%.

Đối với gà trên 1 tháng tuổi gà mắc bệnh có tỉ lệ chết thấp hơn 2 – 4 % tuy nhiên gà chậm lớn và còi cọc, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Gà lớn: Gà bị bệnh đôi khi không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào, nhưng tỉ lệ trứng giảm đột ngột, lên tới 70% và kéo dài hàng tháng, chất lượng trứng và vỏ trứng kém. Đặc biệt, gà miệng gà chảy ra dịch màu hồng có máu hoặc mủ ra nền chuồng và dụng cụ

Gà mái: Khi mắc IB gây viêm buồng trứng và các vùng mô bị chết do loạn dưỡng  chủ yếu được thấy ở giữa và 1/3 cuối lớp niêm mạc ống dẫn trứng. Xảy ra hiện tượng đẻ trứng bên trong khi tích tụ lòng đỏ hay trứng đã hình thành hoàn chỉnh trong khoang bụng.

→ Số lượng trứng giảm. Xuất hiện ngày càng nhiều trứng bị méo, vỏ trứng mỏng, dị hình,… số lượng trứng giảm đáng kể

 

Thể hô hấp: bệnh lây lan nhanh với các triệu chứng đặc chưng sau:

– Gà ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, nằm tập chung ở nơi có nguồn nhiệt

– Thở khò khè, hắt hơi, ho và vươn cổ lên để ngáp

– Tiêu chảy nặng, phân xanh rêu trắng nhớt

– Ở gà con: ở thể này có tỉ lệ chết cao lên tới 70-80%, gà dễ bị kế phát bởi CRD, ORT

– Ở gà đẻ: giảm 10-70 sản lượng trứng, nếu ghép với các bệnh khác, sản lượng trứng giảm nhiều hơn.

Gà ủ rũ, thường vươn cổ lên để thở

Thể hướng thận (Chủng 793B)

Gà tiêu chảy nặng, phân màu xanh rêu, trắng và nhớt. Gà sốt cao, mào tím, chân khô.

Thể tích nước ống dẫn trứng (Chủng QX-like/D388):

– Tỉ lệ trứng giảm mạnh, trứng dị hình, vỏ trứng mỏng, mất màu, to nhỏ không đều

– Lòng trắng trứng loãng (mất tính nhớt). Gà có dáng đứng chim cánh cụt

Tiêm phòng vaccine chỉ có hiệu quả khi vaccine đó chứa chủng vi-rus đang lưu hành tại vùng.

Bệnh tích

  • Trên cơ quan hô hấp: Viêm đường hô hấp, tích mủ, có nhiều chất nhày bên trong khí quản, xoang mũi, túi khí viêm dày đục, tế bào biểu mô bị bong tróc, xuất huyết ngã ba phế quản
  • Cơ quan sinh sản: giảm kích thước ống dẫn trứng và phù xơ hóa, giãn nở các tuyến nhày, u nang những nang trứng chưa chín, tế bào rơi vào xoang bụng gây viêm màng bụng, trứng bị méo mó.
  • Cơ quan tiết niệu: Viêm thận kẽ sưng và sung huyết, nhạt màu, ống dẫn tiểu chứa đầy urate, ống thận bị hoại tử.
  • Gà mắc IB thể thận: Thậ sưng to, nhạt màu, niệu quản tích nhiều muối urat, ống thận hoại tử
  • Đối với gà bị bệnh do biến chủng D3888 (QX): tích dịch trong ống dẫn trứng
  • Bệnh thường ghép với CRD
Hình ảnh bệnh tích gia cầm mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Bande, Faruku et al. “Pathogenesis and Diagnostic Approaches of Avian Infectious Bronchitis.” Advances in Virology 2016 (2016): n. pag.

So sánh trứng gà bình thường và trứng gà mắc IB, vỏ trứng mỏng, lòng trứng loãng


Tích tụ lòng đỏ trứng trong khoang bụng (a); gan sưng nhẹ, màu nhợt nhạt (b); nhiều nốt lấm chấm trên bề mặt túi mật (c); dạ dày cơ (d) và ruột non (e)


U nang buồng trứng ở gà 11 tuần tuổi (gây nhiễm thực nhiệm chủng CR88 thể hô hấp) ghi nhận vòi trứng căng và tích dịch (mũi tên)


Đường hô hấp có nhất nhày, sung huyết, xuất huyết (a); phổi tổn thương sung huyết và xuất huyết (b)

Khi gây nhiễm gà với chủng nephropathogenic (hướng thận); thận gà sưng và sung huyết (mũi tên)


Thực nghiệm sự phát triển của phôi gà lúc 17 ngày tuổi sau khi gây nhiễm chủng IBV-CR88. Phôi đối trứng (trái), phooi bị gây nhiễm (phải)


Biến đổi vi thể: sự xâm nhập của các tế bào lympho (mũi tên đen) và sự tăng tiết của tế bào goblet (mũi tên vàng)


 

Hình ảnh của virus IB dưới kính hiển vi điện tử; có dạng hình cầu với các gai điển hình

Chẩn đoán

  1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các biều hiện và bệnh tích khi mổ khám gia cầm.
  2. Chẩn đoán phi lâm sàng:
  • Huyết thanh học
  • Elisa
  • Hiện tại một số nơi dùng phương pháp PCR để các định nhanh chóng các chủng virus IB.

Chẩn đoán phân biệt (Cần phân biệt với những bệnh có chung triệu chứng): ILT- Viêm thanh khí quản truyền nhiễm; CRD- Bệnh hen gà; Bệnh sổ mũi truyền nhiễm – Coryza; Bệnh Newcasle.

Biến chủng: Virus IB rất dễ biến chủng và tái tổ hợp

  • Các biến chủng của IB rất dễ thoát khỏi miễn dịch được sinh ra từ vaccine chủng cổ điển

Phòng và trị bệnh

PHÒNG BỆNH
1- Tiêm phòng vắc xin bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ đàn.
– Lịch tiêm phòng:
Gà thịt:
5 ngày tuổi: ND-IB H120 và IB var-2
Ngày 21: tái chủng bằng ND- IB H120
2- Phun tiêu độc khử trùng cho chuồng trại đúng cách: pha sản phẩm Protect với liều 3-5ml/ lít nước để phun 
TRỊ BỆNH

– Xử lý bằng vaccine IB var-2 liều gấp đôi

Tách riêng những con có biểu hiện bệnh nặng

– Kháng sinh: phòng kế phát bằng DOLIN/ AGRADOX/ DOXY 500

– Bổ trợ: Long đờm, hạ sốt (PARASONE), giải độc gan thận ( HEPATOLB12/ UMBROLIVER ) và tăng sức đề kháng( CELMANAX/ BETA-GLUCAN)
KẾT
Oceanvet hi vọng đã cung cấp cho quý vị độc giả cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liện hệ trực tiếp với Oceanvet để được cung cấp thông tin và giải quyết những thắc mắc